Vietnamese English

TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM - CÔNG TY CỔ PHẦN




Vinafor hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, vượt kế hoạch 5 năm

17/01/2025

Sau 5 năm phấn đấu, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần (Vinafor) đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, thành quả lớn nhất của Vinafor không chỉ là hiệu quả kinh tế, mà còn là sự thay đổi nhận thức, tập tục canh tác của đồng bào dân tộc vùng cao.

Vinafor đi vào hoạt đông theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/9/2016, sau khi cổ phần hóa, Tổng công ty (TCT) lâm nghiệp Việt Nam, có vốn điều lệ là 3.500 tỷ đồng, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ. Với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh chính của TCT là sản xuất lâm nghiệp, ngành nghề kinh doanh cốt lõi là trồng rừng và sản xuất, chế biến gỗ, Vinafor được Nhà nước giao quản lý hơn 43.000ha rừng và đất trồng rừng thuộc 20 tỉnh, thành phố trên cả nước. Sản phẩm chính của rừng là gỗ rừng trồng, hàng năm vinafor cung ứng cho thị trường bình quân khoảng 250.000m3 gỗ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Vinafor luôn xác định mục tiêu xuyên suốt là sản xuất kinh doanh phải gắn với phát triển lâm nghiệp bền vững, tăng cường hợp tác quốc tế, nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Để sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực lớn về tài chính, rừng và đất rừng được Nhà nước giao, TCT luôn luôn ý thức được trách nhiệm của mình trước Đảng, Nhà nước, Chủ sở hữu, nên đã có những chủ trương, lộ trình, chương trình hành động cụ thể, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, nhất trí, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tạo động lực, tư duy mới trong điều hành hoạt động SXKD, vì vậy trong những năm qua TCT luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được chủ sở hữu thông qua, đặc biệt là việc phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2024, làm cơ sở hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế

Sản phẩm chính của ngành Lâm nghiệp là rừng trồng, vì vậy ngành này chịu tác động trực tiếp thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng. Năm 2024 là năm Vinafor chịu nhiều thiệt hại do thời tiết bất thường, hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên, bão lụt ở các tỉnh phía bắc, nên ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT, chỉ tính riêng do thiệt hại bão lũ do cơn bão số 3 gây ra đã làm cho các đơn vị thành viên của Tông công ty (Công ty lâm nghiệp Lộc bình, Hòa bình, Đình lập, Đông bắc, Thái Nguyên…) thiệt hại ước khoảng 30 tỷ đồng, bên cạnh đó những yếu tố khách quan bên ngoài như thị trường, lãi suất,chi phí vận chuyển, xung đột khu vực cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT.

Trước tình hình khó khăn nêu trên, với sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, của Chủ sở hữu (UBQL vốn nhà nước và tập đoàn T&T); Hội đồng quản trị, Ban điều hành TCT đã có những định hướng, quyết sách, quyết định xử lý nhanh chóng, phù hợp với điều kiện, thời gian, từng trường hợp cụ thể, kịp thời chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, thăm hỏi động viên CBCNV ở các đơn vị chịu ảnh hưởng, từ đó tạo sự đoàn kết, nhất trí, sự ủng hộ cao của tập thể người lao đông đối với lãnh đạo TCT cũng như lãnh đạo ở các đơn vị thành viên, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, hang say lao động sản xuất, có nhiều sáng kiến, đề xuất có giá trị mang lại hiệu quả kinh tế, vì vậy năm 2024 toàn TCT đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế được cấp có thẩm quyền giao. Cụ thể: Doanh thu:  Công ty mẹ đạt 1.295 tỷ đồng bằng 109% kế hoạch năm; Hợp nhất toàn TCT đạt 1.991 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch năm; Lợi nhuận sau thuế: Công ty mẹ đạt 262 tỷ đồng bằng 130% kế hoạch năm; (tỷ suất P/VCSH đạt 6,65 bằng 130%); Hợp nhất toàn TCT đạt 325 tỷ đồng bằng 103% kế hoạch năm. Các chỉ tiêu lâm sinh hợp nhất: Tạo rừng mới năm 1 đạt 3088ha bằng 106% kế hoạch năm; Khai thác gỗ đạt 3711ha bằng 139% kế hoạch năm; sản xuất kinh doanh cây giống đạt 39,6 triệu cây bằng 106% kế hoạch năm; Thu hồi đất lấn chiếm đạt 469ha.

Có thể thấy, năm 2024 là năm có nhiều biến động, thiên tai, bão, lũ, xung đột khu vực, nhưng với sự đồng lòng, đoàn kết, sự chỉ đạo, lãnh đạo kiên quyết, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, đúng theo quy định, chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước, Vinafor đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 đã đưa Vinafor gần đến việc hoàn thành kế hoạch 5 năm. Đó là: Doanh thu (2021-2024):  Công ty mẹ đạt 5.238/5.481 tỷ đồng, bằng 95,5% kế hoạch 5 năm; Hợp nhất toàn TCT đạt 8.824/10.360 tỷ đồng bằng 98% kế hoạch 5 năm. Lợi nhuận sau thuế (2021-2024): Công ty mẹ đạt 1.162/1.188 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch 5 năm; Hợp nhất toàn TCT đạt 1.373/1.452 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch 5 năm.

Ngoài các chỉ tiêu chính đã đạt được, trong năm 2024 TCT tiếp tục hoàn thiện đề án kinh doanh tín chỉ Các bon rừng, trên cơ sở cập nhật các chính sách pháp luật chung của Nhà nước và văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc phát triển thị trường các bon trong nước. TCT cũng tiếp tục làm việc với Chính quyền địa phương, các bên liên quan để triển khai thực hiện công tác đo đạc, cắm mốc tại một số đơn vị lâm nghiệp, cấp QGCNQSDĐ chỉ đạo các đơn vị đẩy manh công tác thu hồi đất lấn chiếm và chống lấn chiếm; chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch  hoàn thiện hồ sơ pháp lý, mục tiêu, quy hoạch, khai thác năng cao hiệu quả sử dụng đất.

Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành kế hoạch năm 2025

Dự kiến tình hình thực hiện Kế hoạch 5 năm

Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2021 - 2025), là năm bản lề của việc xây dựng kế hoạch 5 năm cho giai đoạn tiếp theo (2026 - 2030), năm 2025 cũng là năm TCT phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm. Chính vì vậy, ngay những ngày đầu năm 2025, lãnh đạo Vinafor và các đơn vị thành viên đã đề ra những chương trình, hành động cụ thể để hoàn thành kế hoạch năm 2025 và kế hoạch 5 năm. Cụ thể:
- Tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch năm 2025 đã đề ra, tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ (vốn, tài sản, khoa học công nghệ, thị trường, nhân lực, nguồn lực đất đai) để các đơn vị thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn, tài sản đất đai.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ kịp thời đối với các đợn vị SXKD, dịch vụ chưa có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, TCT hoàn thiện đề án phát triển kinh doanh tín chỉ các bon, để sớm có tín chỉ các bon từ hoạt động lâm nghiệp, từ đó phát huy lợi thế của TCT.
- Tập trung chỉ đạo để tìm giải pháp giải quyết các vấn đề sâu bệnh rừng trồng để hạn chế thiệt hại; Rà soát các hợp đồng giao khoán, tổ chức lại công tác giao khoán đem lại lại hiệu quả cao hơn; Áp dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp đối với các diện tích đất có khả năng đưa máy móc, thiết bị, công nghệ vào sản xuất bao gồm các khâu từ: Ươm giống cây, trồng rừng, quản lý bảo vệ, khai thác rừng.
- Tăng diện tích trồng rừng gỗ lớn năm 2025 khoảng 424ha, hết năm 2025 dự kiến đạt khoảng 2.821ha; Tiếp tục thí điểm chuyển đổi cây trồng (cây đa mục đích như quế, hồi, trám, mắc ca) theo dõi, đánh giá để nhân rộng diện tích rừng trồng; Tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai, đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định, thu hồi đất lấn chiếm và không để tái lấn chiếm đất.
- Nắm bắt, mở rộng thị trường gỗ, các sản phẩm gỗ trong và ngoài nước, xây dựng phương án kinh doanh phù hợp có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng, tìm kiếm thị trường, tăng cường hợp tác với các hiệp hội ngành hàng để mở rộng hợp tác, tìm kiếm đơn hành mới.
- Tiếp tục đầu tư để nâng cao năng lực của Vinafor: Năm 2025 tổng vốn đầu tư của Vinafor khoảng 150 tỷ đồng, trong đó chủ yếu đầu tư tăng vốn điều lệ cho một số công ty lâm nghiệp ( La ngà, Lộc bình, Đình lập) để tăng quy mô, chuyển đổi cây trồng, năng cao hiệu quả hoạt động SXKD; Đàu tư các dự án chế biến để có những mặt hàng được chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; Đầu tư dự án mở rộng vườn ươm và nuôi cấy mô để tạo giống cây tốt, chất lượng góp phần tạo năng suất rừng trồng.

Với sự điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, với các giải pháp cụ thể, sự quyết tâm, nhất trí, đoàn kết, đồng lòng của toàn thể CBCNV TCT lâm nghiệp Việt Nam, chắc chắn sẽ hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2025 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Lợi nhuận sau thuế đạt 117% kế hoạch 5 năm

Doanh thu công ty mẹ đạt khoảng 6.358 tỷ đồng, vượt kế hoạch 5 năm: 1.057 tỷ đồng, bằng 119% kế hoạch 5 năm; Doanh thu hợp nhất TCT đạt 2.035 tỷ đồng, vượt kế hoạch 449 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch 5 năm. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt khoảng 1.430 tỷ đồng, vượt kế hoạch 242 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch 5 năm; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt khoảng 1,703 tỷ đồng, vượt kế hoạch 251 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch 5 năm.

Về tạo việc làm cho đồng bào các dân tộc vùng cao góp phần xóa đói giảm nghèo: Sau 5 năm Vinafor trồng mới tạo rừng năm 1 khoảng 15.788ha, Khai thác rừng khoảng 15.897ha chăm sóc, bảo vệ hàng chục ngàn ha rừng đã trồng. Trong quá trình trồng rừng mới TCT đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, cây trồng mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng. Bên cạnh đó, Vinafor đã tạo việc làm cho người dân địa phương bằng cách phối hợp với chính quyền địa phương người dân tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, chăm sóc rừng trồng, từng bước nâng cao đời sống cho người trồng rừng, góp phần thực hiện các mực tiêu quốc gia như: xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Với cách làm trên, Vinafor thực sự là “ đầu tàu”, hướng dẫn, dẫn dắt, tạo động lực để đồng bào các dân tộc vùng cao dần dần xóa bỏ tập tục canh tác lạc hậu, manh mún để hướng tới cách làm mới đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, trong giai đoạn này Vinafor đã thu hồi khoảng 2.655ha đất lấn chiếm, có giải pháp để chống tái lấn chiếm đất đai.

Một việc hết sức quan trọng đối với nghề trồng rừng, đó là ươm giống và tạo giống mới, kỹ thuật này quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả của rừng trồng. Trong 5 năm qua, Vinafor đã Sản xuất khoảng 202 triệu cây giống chất lượng cao để phục vụ trồng rừng cho Vinafor và cung ứng ra thị trường, việc quản lý chất lượng cây giống được thực hiện theo chuỗi hành trình, nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, được cấp có thẩm quyền công nhận , đồng nhất về mặt di truyền và mức độ trẻ hóa cao, áp dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái, tạo chuỗi kinh doanh lâm nghiệp từ khâu tạo giống đến trồng rừng và chế biến gỗ.

Nghiên cứu, đưa vào trồng thí điểm đối vớí một số loại cây lâm nghiệp đa mực tiêu có hiệu quả kinh tế cao như: mắc ca, trám, dẻ, hồi, quế, đến nay các diện tích trồng thí điểm (khoảng 100ha) cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, TCT đang tiến hành tổng kết, xây dựng quy trình (trồng, chăm sóc, thu hoạch) đối với các loại cây này để tiến hành đầu tư trồng mới đại trà cho những năm sau.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác đầu tư, liên danh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để sản xuất, chế biến, tiêu thu các sản phẩm gỗ trong nước và xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn cho TCT trong đó có nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu NVL, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh của TCT.

Định hướng phát triển trong thời gian tới

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch, phương án SXKD, đầu tư 5 năm 2025-2030, các giải pháp huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện KH SXKD cho từng đơn vị và Vinafor; Xây dựng và thực hiện chiến lược đối với việc phát triển lâm nghiệp, tập trung chủ yếu tại 5 đơn vị lâm nghiệp có tiềm năng phát triển, mang lại hiệu quả kinh doanh cao đó là công ty TNHHMTV La Ngà, Lộc Bình, Đình Lập, Chi nhánh Gia lai, Hòa Bình.

Thứ hai, nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng định mức, tiêu chuẩn, quy trình, phương án để tiến hành mở rộng diện tích trồng rừng đối với cây lâm nghiệp đa mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao như mắc ca, hồi, trám… 

Thứ ba, tập trung phát triển các trung tâm giống cây trồng với quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ trong việc tạo phôi, tạo giống để cây giống có chất lượng cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền, kháng được sâu bệnh để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của TCT và cung ứng ra thị trường.

Thứ tư, tiếp tục chăm sóc, bảo vệ, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn, thu hồi đất lấn chiếm và chống tái chiếm đất; Tiếp tục hoàn thiện các dự án đã đầu tư hoặc đã được phê duyệt để đưa vào hoạt động hoặc nâng cao công suất, đáp ứng SP cho nhu cầu thị trường; Tăng cường xúc tiến thương mại, nghiên cứu, mở rộng thị trường (trong đó có cả thị trường lao động) mở rộng hợp tác đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án mới theo nhu cầu thị trường và để phát huy tiềm năng, lợi thế của TCT.

Thứ năm, duy trì tốt các mối quan hệ với các đối tác liên doanh hiện có, cùng nhau xử lý, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các liên doanh hoạt động có hiệu quả cao nhất, tiếp tục đàm phán tìm kiếm đối tác triển khai các dự án mới có hiệu quả.

Thứ sáu, xây dựng đề án cơ cấu lại Vinafor, trong đó tập trung xây dựng đề án nâng cao hiệu quả đầu tư trồng rừng, đề án cơ cấu lại vốn ( p/a tăng vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nhưng thiếu vốn, có nhu cầu đầu tư thêm vốn; P/a giám sát, cơ cấu lại tổ chức, tài chính, thoái vốn đối với doanh nghiệp khó khăn, kinh doanh thua lỗ), ban hành các định mức kinh tế - xã hội, các quy định nội bộ, sủa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động người đại diện, quy chế tài chính, điều lệ tổ chức hoạt của TCT để phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và sự phát triển của Vinafor.

Tóm lại: Sau 5 năm phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, thành quả lớn nhất của Vinafor, không chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại, mà còn là sự thay đổi nhận thức, ý thức, tập tục canh tác của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đó là: chuyển nguồn thu chính của đồng bào phụ thuộc vào rừng tự nhiên (lấy các sản phẩm từ rừng, phá rừng, đốt rẫy làm nương), sang kinh tế trồng rừng, bảo vệ rừng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn cây trồng mới phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng diện tích rừng trồng phủ xanh đất trống, đồi trọc, góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn, sạt lở. Từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, văn minh và lạc hậu giữa các vùng miền.

Có thể nói, sự đóng góp và hiệu quả mang lại trong những năm qua của Vinafor là không nhỏ, Vinafor đang cùng toàn đảng, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, phấn đấu đạt nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, an sinh xã hội để lập thành tích chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, tạo tiền đề vững chắc cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên mới: “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

ThS. Trần Văn Hiền

 

 

Kết thúc phiên
Giá tham chiếu
Khối lượng

Đăng nhập

Liên kết website

Thống kê truy cập

Số người online: 191
Tổng số truy cập: 6856281