Báo cáo về tình hình, kết quả công tác quản lý công ty nông, lâm nghiệp, ông Nguyễn Quế Dương – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Nông nghiệp (Ủy ban) cho biết: Ủy ban đã triển khai thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước theo phân công phân cấp tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Nghị định số 0/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước liên quan tới công tác phê duyệt chiến lược, kế hoạch, đề án, kế hoạch sản xuất kinh doanh; giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp; cùng các nhiệm vụ khác của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Đánh giá về tính hiệu quả, những thuận lợi, khó khăn của Ủy ban đối đối với công tác sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả của công ty nông, lâm nghiệp, ông Nguyễn Quế Dương nhận định: Các Tập đoàn, Tổng công ty được chuyển giao về Ủy ban thực hiện nhiều hình thức sắp xếp khác nhau, trong đó trọng tâm là cổ phần hóa. Việc cổ phần hóa đồng thời này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các công ty nông, lâm nghiệp bởi lẽ ngoài việc đảm bảo tiến độ thời gian thực hiện sắp xếp, ngoài ra còn có mục đích lớn khác là việc cổ phần hóa đồng thời nhằm củng cố, nâng cao vị trí vai trò, sức mạnh của Công ty mẹ - Tập đoàn/Tổng công ty sau khi sắp xếp, chuyển thành công ty cổ phần.
Theo ông Nguyễn Quế Dương, để việc tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nông, lâm nghiệp phát huy hiệu quả cần đề ra mục tiêu rõ ràng, phù hợp với tình hình đặc điểm của doanh nghiệp, xác định rõ nội dung và các giải pháp, có kế hoạch tổng thể trong đó bao gồm việc sắp xếp, thoái vốn các đơn vị con, đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, trong quá trình tái cơ cấu, tổ chức Đảng doanh nghiệp làm tốt công tác tư tưởng, công tác dân vận để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao từ chủ trương đến tổ chức thực hiện, tạo sức mạnh tổng hợp giữa lãnh đạo doanh nghiệp với tổ chức Đảng để tái cơ cấu, cổ phần hóa thành công. Ngoài ra, công tác cán bộ có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp.
Nhiều yếu tố đặc thùÔng Phạm Văn Thành - Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Cao su Việt Nam
Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), ông Phạm Văn Thành - Ủy viên Hội đồng quản trị VRG cho biết: Năm 2019, ngành cao su tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá mủ cao su vẫn duy trì ở mức thấp tương tự năm 2018, giá gỗ cao su giảm xấp xỉ 20% so với năm 2018 làm ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu, lợi nhuận, kết quả chung của toàn Tập đoàn.
Dù có nhiều khó khăn, nhưng VRG cũng xác định kế hoạch năm 2020 có tăng trưởng so với thực hiện năm 2019, đặc biệt là lợi nhuận tăng từ 13 đến 17%. Năm 2020, VRG sẽ đầu tư tái canh các vườn cây đã đến tuổi thanh lý và chăm sóc các vườn cây hiện có theo dự án đã được phê duyệt, đầu tư các nhà máy chế biến cao su ở các vùng nguyên liệu. Với các ngành khác tập trung tìm kiếm cơ hội đầu tư mới phù hợp với tình hình thị trường cũng như tài chính của Tập đoàn; tập trung hoàn tất thủ tục đất đai đề phát triển mới các dự án khu công nghiệp mở rộng; đầu tư mới các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ông Vũ Văn Hường – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, ông Vũ Văn Hường – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) cho biết: Vinafor đã hoàn tất công tác cổ phần hóa gắn với sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp theo đúng quy định để chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/9/2016 với vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng. Việc chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tích cực đối với Tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo Vinafor cũng đưa ra những kiến nghị liên quan tới cơ chế, chính sách trong Luật Đất đai, bàn giao đất lâm nghiệp về địa phương và phê duyệt hoặc triển khai Đề án sắp xếp các công ty lâm nghiệp của địa phương.
Ông Nguyễn Văn Minh – Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Minh – Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) cho biết: Kể từ khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu của Vinacafe, Ủy ban đã thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, Ủy ban đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; đề nghị Thủ tướng phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất – kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, những khó khăn, vướng mắc dẫn tới tình trạng chậm tiến độ thực hiện phương án sắp xếp các công ty nông nghiệp trực thuộc Vinacafe nằm ở thời gian phê duyệt phương án sử dụng đất kéo dài. Bên cạnh đó, theo đại diện Vinacafe còn nhiều tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Minh cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị liên quan tới chính sách, cơ chế.
Đổi mới quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nông, lâm nghiệpÔng Đặng Vũ Trân - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, ông Đặng Vũ Trân - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định: Trong số những doanh nghiệp trực thuộc Ủy bản hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đang triển khai sắp xếp, tái cơ cấu, VRG và Vinafor thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cả 2 doanh nghiệp đã thực hiện công tác quản lý đất đai bài bản hơn sau quá trình cổ phần hóa, những khó khăn về tài chính, đầu tư được giải quyết tốt. Với Vinacafe, doanh nghiệp vẫn cần nhiều nỗ lực trong việc thực hiện được công tác sắp xếp, đổi mới theo phương án được phê duyệt.
Ông Nguyễn Hồng Long - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương
Ông Nguyễn Hồng Long - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương nhận định, việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp được coi là một trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, cần được triển khai nhanh. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện ở một số đơn vị còn chậm. Việc này đang cản trở quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo ông Nguyễn Hồng Long, các cơ quan liên quan cần xác định đúng giá trị thực của doanh nghiệp trước khi sắp xếp. Trong chọn thành viên thứ 2 phải đủ năng lực tài chính, ngoài đầu tư hạ tầng, đầu tư cây giống trồng rừng phải gắn kết đầu tư nhà máy chế biến để khép kín chuỗi giá trị, nâng cao giá trị cây rừng.
Ông Phạm Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính)
Trao đổi về định hướng sửa đổi các Nghị định liên quan tới giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ông Phạm Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết: Bộ Tài chính đã tổng hợp các kiến nghị của các doanh nghiệp, địa phương, Bộ ngành; trên cơ sở đó, đã báo cáo lên Thủ tướng và Thủ tướng đã có văn bản số 8159/VPCP-KTTH ngày 11/9/2019, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo ông Phạm Văn Đức, định hướng sửa đổi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP theo 9 nội dung liên quan tới xác định giá trị thương hiệu, phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa, quyền sở hữu trí tuệ…
Theo cmsc.gov.vn