Vietnamese English

TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM - CÔNG TY CỔ PHẦN




Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ

1. Tên tiếng Việt: Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ba Tơ
2. Tên tiếng Anh: Ba To Forestry Single Member Ltd Co.
3. Tên viết tắt: Vinafor Ba Tơ
4. Trụ sở chính đặt tại: Km 27, xã Ba Cung, Ba Tơ, Quảng Ngãi
5. Điện thoại: 0255 3863066/3863181
6. Fax: 0255 3863958
7. Email: lamnghiepbato@yahoo.com.vn
8. CT.HĐTV: Ông Nguyễn Tấn Cường
9. Giám đốc:  Ông Phạm Mân

Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ba Tơ là doanh nghiệp giữ 100% vốn Nhà nước, được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước (Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ) theo Quyết định số 535/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 21/2/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngành nghề kinh doanh:
- Quản lý, bảo vệ và xây dựng vốn rừng; 
- Sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp;
- Trồng rừng kinh tế, thiết kế các hạng mục lâm sinh, bao gồm: trồng rừng và khai thác rừng trồng;
- Sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp.
- Chế biến kinh doanh gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản.
- Kinh doanh dịch vụ khác (xăng dầu, nhà hàng, nhà nghỉ). 

Sau 9 năm thực hiện dự án trồng rừng (1999-2008) Công ty đã trồng được 4.353 ha rừng, chủ yếu theo mô hình hợp đồng khoán với các hộ dân là đồng bào dân tộc. Như vậy trung bình hàng năm Công ty trồng được khoảng 500 ha.

Tuy số lượng về diện tích còn khiêm tốn nhưng về chất lượng rừng trồng hàng năm tăng dần, đến nay sản lượng rừng của Công ty đã đạt đến mức 135m3/ha/chu kỳ. Đời sống cán bộ công nhân viên Công ty và người dân tham gia trồng rừng được cải thiện rõ rệt. Sau chu kỳ kinh doanh rừng (6-7 năm) doanh thu đạt 50-60 triệu đồng/ha/chu kỳ, trong đó hộ dân được hưởng lợi nhuận từ 10-20 triệu đồng/ha/chu kỳ.

Với đà tăng trưởng ổn định như hiện nay, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đang chỉ đạo Công ty triển khai thực hiện dự án vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến gỗ MDF Vinafor Ba Tơ có công suất 50.000 m3 sản phẩm/năm.

Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ là đơn vị điển hình có mô hình quản lý gọn nhẹ, trực tuyến từ Công ty đến các đội sản xuất, hộ dân, không có lâm trường trung gian. Trong khi đó hiệu quả kinh tế trong đầu tư trồng rừng cũng cũng rất khả quan. Đây là mô hình điểm mà tất cả các đơn vị Lâm nghiệp trong Tổng công ty sẽ áp dụng trong thời gian tới.

Liên kết website

Thống kê truy cập

Số người online: 178
Tổng số truy cập: 5541957